Mực in là gì? Thành phần mực in ra sao?

Mực in là nguyên vật liệu thiết yếu trong ngành in bao bì sản phẩm hiện nay. Nhưng không cần phải thợ in nào cũng biết kết cấu, cấu trúc và thành phần mực in ra sao. Vậy mực in là gì? Thành phần kết cấu của mực in ra sao? Đặc điểm của mực in thế nào?

Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới để trả lời cho các câu hỏi phía bên trên nhé

Thành phần mực in
Mực in là gì? Thành phần mực in ra sao?

Mực in là gì?

Mực in là một hệ phân tán gồm Pigment (chất phân tán) có vai trò tạo màu cho mực in và các chất dầu liên kết (môi trường phân tán) giữ cho mực in đảm bảo được những tính chất in thiết yếu. Ngoài ra, trong mực in còn được cho thêm các chất phụ gia với mục đích điều chỉnh những tính chất khác cho mực in như tốc độ khô, độ nhớt, độ bóng,…

Mực in là gì
Mực in là gì?

Thành phần mực in có những gì?

Chất tạo màu

Pigment (chất phân tán): Pigment là chất được sử dụng để tạo màu chính cho mực in. Pigment là những chất đơn sắc có kích thước rất nhỏ, không tan trong nước và dung môi thông thường.

Pigment bao gồm:

  • Pigment hữu cơ: thường được sử dụng để tạo màu cho mực in phun.
  • Pigment vô cơ: có thành phần là bột nhôm, đồng, oxit kẽm,…thường dùng để điều chế các mực in cho công nghệ ép nhũ nóng

Bột màu: tan trong môi trường nước.

Lắc màu: có tính chất không tan trong nước, được điều chế từ các chất bột màu nhờ các phản ứng hóa học.

Để đánh giá được thành phần hóa học của mực in có khác nhau hay không người ta phụ thuộc vào thành phần của dầu liên kết chứ không phụ thuộc vào thành phần Pigment.

Tìm hiểu thêm thông qua bài viết: Các cách tẩy mực trên giấy đơn giản và nhanh chóng

Thành phần của mực in
Thành phần mực in có những gì?

Dầu liên kết

Là các dung dịch được tạo thành từ nhựa hòa tan vào dầu hoặc các dung môi hữu cơ. Chất dầu liên kết dùng để pha lỏng mực in. Nhờ nó mà mực in mới đảm bảo được các tính chất in cơ bản (chảy, kết dính). Ngoài ra, nhờ dầu liên kết nên máy in mới tạo được lớp màng mực mỏng và khả năng bám chắc mực in lên bề mặt vật liệu.

Có nhiều loại dầu liên kết tạo mực in trên thị trường nên thành phần của các dầu liên kết này cũng rất khác nhau.

Dầu liên kết trong mực in Offset là hỗn hợp este hóa của:

  • Glycerin
  • Nhựa Alkyd (sản phẩm polyester hóa từ các dầu thực vật, có độ nhớt cao)
  • Các Axit béo khác nhau, chủ yếu là các axit béo không no

Dầu liên kết trong mực in trên các vật liệu thấm hút là hỗn hợp từ:

  • Một hoặc vài loại nhựa (bitum, nhựa thông,..)
  • Dung môi không bay hơi (các sản phẩm từ dầu mỏ)
  • Dầu liên kết trong mực in ống đồng và Flexo là dung dịch từ:
  • Một hoặc vài loại nhựa (lắc bitum, nhựa phenol formaldehyde,…)
  • Dung môi hữu cơ bay hơi như toluen, benzen, rượu,…

Những tính chất của mực in bạn nên biết

thành phần hóa học của mực in
Những tính chất của mực in bạn nên biết

Tính quang học

  • Màu mực in
  • Độ sáng
  • Độ bóng
  • Độ bão hòa (độ sạch)
  • Tính trong suốt hay nửa trong
  • Tính phủ

Đây là những tính chất sẽ quyết định việc sử dụng mực in trong hệ mực chồng màu chuẩn CMYK, in nền, hay các màu pha,…

Tính chất in ấn

  • Độ nhớt (nhằm cản sự chảy mực khi bị lực tác dụng như trọng lực)
  • Độ dính (tổng hợp các tính chất kết dính của mực in – mực in, mực in – vật liệu in)

Tính chất về cấu trúc (sự ổn định của hệ mực)

Sự kết dính của lớp mực trên bề mặt vật liệu in (nguyên lý tạo màng mực mỏng hay nguyên lý làm khô mực in)

Như vậy, mực in phụ thuộc vào phương pháp in, thiết bị in (in cuộn, in phẳng,…), tốc độ in, vật liệu in (giấy in báo, tạp chí, bao bì, carton, decal, bạt hiflex, màng, pp, …), tính chất của sản phẩm in (hình ảnh in, độ nét, in nền hay in chồng màu,…) mà được lựa chọn phù hợp.

Qua những chia sẻ trên của chúng tôi, mong rằng bạn đọc đã tìm hiểu được mực in là gì và thành phần của mực in hiện nay. Hy vọng rằng bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích và phù hợp.